HTML và CSS là hai thành phần không thể không có trong một website hoàn chỉnh. Thoạt đầu bạn có thể coi HTML và CSS là những khái niệm cơ bản, đơn giản nhất. Thế nhưng, các công nghệ mới liên tục phát triển và ra đời, ngoài HTML còn có HTML4, HTML5; ngoài CSS còn có CSS3… Vậy những khái niệm này có nghĩa là gì? Chúng có vai trò gì đối với website. Hãy cùng Monamedia tìm hiểu HTML/CSS là gì và thiết kế website chuẩn HTML5/CSS3 như thế nào nhé!
Nội dung chính
Hiểu bản chất HTML/CSS – Phức tạp nhưng không hề khó!
Để nói về khái niệm của HTML/CSS tưởng chừng rất khó vì chúng rất trừu tượng. Tuy nhiên, đối với các lập trình viên có kinh nghiệm thì đây không phải là vấn đề đối với họ.
HTML/CSS đều là hai ngôn ngữ lập trình. Trong khi HTML (HyperText Markup Language – ngôn ngữ đánh dấu) được dùng để xây dựng cấu trúc cho từng phần nội dung thì CSS (Cascading Style Sheet- ngôn ngữ định dạng theo từng lớp) được dùng để tạo định dạng hiển thị cho HTML. Nói cách khác, HTML là công cụ để thêm nội dung và mô tả ý nghĩa cho bố cục, còn CSS là công cụ để trang trí, thiết lập cỡ chữ, màu sắc, các kiểu chữ, hiệu ứng đơn giản… cho giao diện trang web.
Bạn hãy tưởng tượng, với một ý tưởng để thiết kế website mà bạn vừa nghĩ ra hay một bản thiết kế đã hoàn chỉnh trên các công cụ thiết kế như Photoshop, Ai,.. nhưng chưa phải là một website thật sự. Vậy thì khi này bạn sẽ cần đến công cụ HTML/CSS được sử dụng để giúp cho bản thiết kế của bạn trở thành một trang web theo đúng nghĩa chứ không chỉ là ý tưởng hay hình ảnh đồ họa.
Việc này giống như bạn tạo ra một tờ giấy trắng dùng để vẽ thì HTML là chiếc bút chì, là công cụ để bạn tạo nên bố cục và nội dung bức tranh, còn CSS là những chiếc bút màu, là công cụ để giúp bức tranh trông sinh động, bắt mắt và dễ hiểu hơn.
Tầm quan trọng của HTML/CSS và website
Chắc chắn HTML/CSS là một công cụ có rất nhiều công dụng thì chúng mới có thể trở nên “không thể thiếu” đối với website. Có thể nói HTML/CSS là bộ đôi công cụ luôn đi liền với nhau, không thể tách rời và hoạt động độc lập. Tương tự như vậy, để nói vê tầm quan trọng của chúng đối với website cũng không thể bóc tách chúng để phân tích bởi chúng có tầm quan trọng như nhau.
Xây dựng cấu trúc, sắp xếp bố cục, định dạng nội dung website
Mỗi trang web – dù phức tạp hay mới lạ đến đâu cũng xây dựng nên bởi một loạt các thẻ HTML khác nhau. Mỗi thẻ sẽ thể hiện một phần nội dung nhất định, những chức năng nhất định. Chẳng hạn bạn sử dụng HTML để thêm nội dung vào các tiêu đề, định dạng nội dung, tạo danh sách, chèn hình ảnh, chèn ký tự đặc biệt hoặc trực tiếp tạo ra các phần nội dung, bố cục mới. Ở HTML, bạn có thể thỏa sức sáng tạo, xây dựng cấu trúc, sắp xếp bố cục cho website.
Tuy nhiên, như đã nói trên, HTML chỉ là ngôn ngữ đánh dấu, chính vì vậy nó không thể khiến cho trang web chuyển động hoặc quá thu hút với người dùng. Thay vào đó, phần quan trọng này sẽ là của CSS. Nhiệm vụ của CSS là định dạng những phần nội dung đã được tạo ra bởi HTML. Các lập trình viên có thể thiết kế màu sắc, thêm màu nền, định dạng kích cỡ, kiểu chữ sao cho khi xuất hiện trên giao diện chúng trông sinh động và thu hút người truy cập. CSS tạo nên phong cách cho doanh nghiệp trên Internet và hoạt động như một tổ chức có điều hành.
Tăng tốc độ tải trang cho trang web
Tốc độ tải trang rất quan trọng, nó quyết định đến khả năng người dùng có ở lại với trang web hay không? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trang web có tốc độ load trang càng nhanh (1 -2 giây) thì khả năng khách hàng truy cập và ở lại web càng cao.
2 giây để tải toàn bộ website – Liệu có thực hiện được hay không? Không chỉ làm cho giao diện sinh động mà CSS còn giúp cho tốc độ tải trang nhanh hơn. CSS còn cho phép lập trình viên thiết kế các thẻ của HTML như <h1> hay <ul> để từ khóa và anchor text nằm trong thẻ trở nên nổi bật hơn khi hiển thị mà không làm “nặng” khiến tốc độ tải trang bị chậm đi. Điều này còn giúp cho công cụ Search Engine đánh giá cao website của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt cho việc SEO website sau này. Tuy nhiên tối ưu như thế nào thì còn phải phục thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của lập trình viên.
Tiết kiệm nhiều thời gian, công sức khi thiết kế website
Mới đây, khi website ngày càng trở nên bão hòa đòi hỏi chúng phải liên tục được tích hợp nhiều tính năng ưu việt thì các lập trình viên mới công nhận rằng việc sử dụng CSS giúp cho đội ngũ lập trình tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Chỉ với một đoạn CSS nhỏ có thể làm cho giao diện trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. Hơn nữa, ngôn ngữ CSS và HTML lại rất dễ sử dụng và nâng cấp. Giờ đây, chúng đã được cải tiến rất nhiều, giúp cho việc thiết kế website hoàn chỉnh trở nên đơn giản hơn mà không cần sử dụng thêm bất kỳ một ngôn ngữ hỗ trợ nào khác.
Dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi thiết kế giao diện sang phong cách khác.
Nếu bạn thường xuyên tìm hiểu về lĩnh vực thiết kế website thì chắc hẳn bạn đã biết, website là một sản phẩm rất dễ dàng “lỗi thời” nếu như không được chăm sóc. Chỉ cần website của doanh nghiệp chậm chân “upload” thì ngay lập tức đối thủ của bạn thêm một điểm mạnh. Các tập tin HTML và CSS thường rất nhẹ, cho dù bạn có viết vài ngàn dòng trong 1 file hay nhiều file thì cũng không có vấn đề gì cả, file có thể được upload lên web server (hosting) và được biên dịch ngay lập tức để cập nhật nhanh chóng nội dung, giao diện của website.
Tối ưu hóa về thiết kế và định dạng cho trang web của mình.
Cũng là một điểm mạnh nữa của HTML và CSS khi chúng có khả năng tự định dạng các thiết kế cho website một cách tối ưu. Thậm chí, kể cả các hiệu ứng hình ảnh, video trước đây phải nhờ đến sự hỗ trợ của Flash cũng có thể hoạt động độc lập nhờ vào những cập nhật trong các phiên bản mới nhất của HTML/CSS là HTML5/CSS3.
HTML5/CSS3 khác gì so với HTML/CSS?
Việc sử dụng các phiên bản cao cấp – HTML5/CSS3 là điều chắc chắn mà các lập trình viên phải thành thạo. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi: “Có bao nhiêu sự khác nhau giữa các phiên bản này” thì không phải ai cũng biết.
HTML5 và CSS3 lần lượt là phiên bản thứ 5 và thứ 3 của HTML/CSS. Chúng thừa hưởng toàn bộ tính năng của phiên bản cũ, loại bỏ các tính năng kém hiệu quả và cải tiến thêm rất nhiều các chức năng mới như:
- Giảm bớt công đoạn tạo cookie: Nếu như các phiên bản HTML cần sử dụng đến cookie để lưu trữ thông tin thì đối với HTML5, phiên bản mới nhất này cho phép người sử dụng lưu trữ trực tiếp không thông qua cookie.
- Dễ dàng sử dụng Data Attributes: cũng là một cải tiến hữu ích ở phiên bản HTML5 khi nó cho phép lập trình viên tùy chỉnh Data Attricbutes mà không cần tìm hiểu về Ajax hoặc server.
- Thích hợp cho web mobile: HTML xuất hiện từ khi website còn trong thời kỳ đầu, khi mà web mobile là một khái niệm ít ai nghĩ đến hay web mobile sẽ là một phiên bản thứ 2 chạy song song cùng với phiên bản dành cho desktop. Nhưng giờ đây, có đến 72% lượng người truy cập website bằng các thiết bị di động. Do đó, việc sử dụng HTML5/CSS3 sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi thiết kế website, đặc biệt là những tính năng hỗ trợ responsive web hiệu quả, giúp lập trình viên chỉ làm một phiên bản web duy nhất cho cả máy tính và mobile.
- Tăng khả năng tương thích với ứng dụng web: Trong khi các ứng dụng web liên tục thay đổi để thích nghi với thị hiếu người dùng thì trình duyệt cũng phải liên tục xử lý các nền tảng mới hơn, khó khăn hơn. Sự xuất hiện của HTML5 như một cách giúp cho trình duyệt xử lý các nền tảng ứng dụng web tốt hơn, nâng cao khả năng quản trị web.
- HTML5 tương thích với CSS3: Như đã nói trên, HTML và CSS là bộ đôi luôn đi cùng nhau. Vì vậy, sự phát triển của CSS lên các phiên bản cao cấp khiến cho HTML cũng phải liên tục nâng cấp để tương thích với đó. Đó là lý do HTML5 được ra đời hỗ trợ cho CSS3.
- Tương tự như vậy, CSS cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến. Cho đến nay, CSS3 đã được thay thế bằng các module mới. Sự xuất hiện của module mới này đã mang đến những thiết kế linh hoạt hơn, các hiệu ứng và trình bày trang trở nên trực quan, dễ dàng hơn rất nhiều.
Tóm lại, HTML5 và CSS3 đã đưa ra nhiều chuẩn mực mới cho các lập trình viên website, hỗ trợ nhiều tính năng hơn nhưng cũng loại bỏ nhiều ứng dụng cũ nên yêu cầu mọi lập trình viên cần sẵn sàng thay đổi để nâng cấp lên phiên bản mới nhất của 2 ngôn ngữ lập trình này, bởi hầu hết các trình duyệt web hiện nay đều theo chuẩn HTML5/CSS3, nếu một website được viết ra mà không tương thích với các trình duyệt phổ biến nhất thì có thể gây ra nhiều lỗi trong quá trình vận hành.
HTML5/CSS3 trong thiết kế website – trợ thủ đắc lực của lập trình viên
Sở hữu tài nguyên và cộng đồng hỗ trợ vô cùng lớn
HTML5/CSS3 là hai ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất cho website. Điều này cũng dễ hiểu bởi HTML5/CSS3 đều là những công cụ được sử dụng thường xuyên nhất. Càng nhiều người cùng sử dụng thì tài nguyên tham khảo càng trở nên phong phú và đa dạng. Đây được coi là trợ thủ đắc lực của lập trình viên.
Trên thực tế, Internet hiện nay đang có hàng vài triệu website đang hoạt động, tương ứng với từng đó là số người quan tâm và sử dụng. Thật tuyệt vời khi mọi thắc mắc, câu hỏi của bạn đều có thể tìm ra câu trả lời nhanh chóng nhờ vào tài nguyên mà những người sử dụng trước chia sẻ lại cho bạn.
Tương thích với nhiều loại ngôn ngữ
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau với nhiều đặc điểm riêng. Không có một lập trình viên nào khẳng định có thể thành thạo với toàn bộ các ngôn ngữ lập trình. Do đó, việc HTML5/CSS3 tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình web như PHP, Node.js… giúp cho tất cả các lập trình viên có thể sử dụng kết hợp, tạo ra nhiều tính năng mới lạ cho website. Nếu bạn chưa biết thì PHP có thể được chèn trực tiếp vào trong các đoạn code HTML5, tuy nhiên thì nó lại không được phổ biến và sử dụng bởi nhiều lập trình viên bởi khó kiểm soát code mà thay vào đó là viết những file riêng để thuận tiện trong việc cập nhật và chỉnh sửa sau này.
Hỗ trợ tương thích hoặc loại bỏ nhiều cho nhiều ứng dụng kém hiệu quả
Giờ đây, các tính năng của HTML5/CSS3 được cải tiến ngày càng thông minh. Ngoài khả năng trực tiếp hỗ trợ tương thích cho các ứng dụng như SVG, Canvas… HTML5/CSS3 còn có thể hoạt động độc lập hoặc hỗ trợ các ứng dụng khác, cho phép lập trình viên tạo ra các hiệu ứng bắt mắt trên website mà không cần đến sự bất kỳ phần mềm nào khác.
Vì vậy, chúng có thể hỗ trợ hoặc góp phần loại bỏ rất nhiều các ứng dụng “lỗi thời”, kém hiệu quả. Điển hình như sự thay thế cho Flash. Nếu như trước đây, các lập trình viên sử dụng chúng để giúp web được sinh động hơn nhưng Flash lại khá “nặng”, và đây là một trong những nguyên nhân khiến cho web tải lâu hơn. Còn giờ đây, sự có mặt của HTML5 đã giúp cho hiệu ứng của web đẹp hơn, “nhẹ” hơn và tốn ít công sức để thiết kế hơn.
Nhờ đó, các lập trình viên khi thiết kế website cũng không cần áp dụng quá nhiều phần mềm khác nhau, chỉ cần sử dụng cặp đôi HTML5/CSS3 là có thể tạo ra một website tối ưu, hoàn chỉnh, giao diện đẹp và bắt mắt.
Hoạt động mượt mà trên mọi trình duyệt
Một website được đánh giá là hoạt động trơn tru, thao tác mượt mà trên mọi ứng dụng trình duyệt là một phần lớn nhờ vào bộ đôi HTML5/CSS3. Dù phải hiển thị trên nhiều nền tảng trình duyệt khác nhau, hoạt động ổn định trên các hệ điều hành đa dạng nhưng HTML5 rất ngắn gọn và có độ đồng nhất cao. Đây là một ưu thế lớn đối với các lập trình viên ít kinh nghiệm.
Thế nào là thiết kế website chuẩn HTML5/CSS3
Thiết kế một website chuẩn HTML5/CSS3 tưởng chừng rất dễ. Thoạt nhìn qua có thể thấy chỉ cần đáp ứng và sử dụng đủ các tính năng của chúng trong quá tình thiết kế là trang web đó sẽ chuẩn HTML5/CSS3. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy! Thiết kế web chuẩn HTML5/CSS3 là phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:
Thiết kế những giao diện cầu kỳ và hiệu ứng phức tạp
Hẳn nhiên HTML và CSS cũng có thể thiết kế được những giao diện đẹp và bắt mắt. Thế nhưng chúng có thực sự hỗ trợ các hiệu ứng phức tạp hay không thì không ai dám chắc hay thậm chí là nếu bạn làm được, nó cũng vô cùng phức tạp và có thể khiến website của bạn “nặng” lên nhiều.
HTML5/CSS3 thì khác! Việc thiết kế website chuẩn HTML5/CSS3 không chỉ giúp website trông đẹp hơn nhờ vào mô-đun mới mà phiên bản này hỗ trợ, có khả năng mở rộng, xác định và chọn lọc và loại bỏ các đoạn code HTML5 kém độc đáo, cho phép hiển thị các gam màu đa dạng, linh hoạt trong việc liên kết bố cục. Nhờ đó, bộ đôi này giúp lập trình viên hiển thị các hình ảnh trực quan trên web mà không cần đến hình ảnh có sẵn. Đây là một điểm mà các phiên bản trước không thể làm được.
Các hiệu ứng phức tạp cũng được HTML5 “duyệt” mà không cần đến bất cứ phần mềm nào hỗ trợ. Giống như việc HTML5 “khai tử” Flash nhờ khả năng hoạt động độc lập, hỗ trợ đường cong, góc tròn, hiệu ứng làm mờ… cực kỳ tiện lợi.
Có khả năng hoạt động trên nền tảng web cũ
Hầu hết các trang web cũ đã tồn tại từ lâu đều hoạt động trong các phiên bản cấp dưới của HTML5. Tuy nhiên, sự xuất hiện của HTML5 không làm cho các website đó ngừng hoạt động. Ngược lại, chúng giúp trang web đó trở nên hiệu quả hơn, tăng thêm nhiều tính năng mới hơn.
Cách hoạt động của HTML5 được cho là rất “cởi mở”. Bởi chúng không yêu cầu chỉnh sửa web ngay tức khắc khi phát hiện ra lỗi. Bằng cách nào đó, chúng vẫn cho web cũ hoạt động và tương thích với chuẩn HTML5. Thậm chí, chúng còn có thể hỗ trợ HTML phiên bản cũ theo các hình thức như:
- Cho phép lập trình viên kiểm tra đoạn code sắp đưa vào web có tuân thủ theo chuẩn HTML5
- Khi phát hiện ra lỗi ở web cũ sẽ lập tức cảnh báo lập trình viên để tránh lặp lại sai lầm
- Hỗ trợ kiểm tra khả năng tương thích với các web cũ ở trình duyệt mới.
Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận vai trò của CSS3 khi có khả năng tương thích với HTML5 để hỗ trợ HTML5 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chuẩn SEO – tăng thứ hạng website
Như bạn đã biết, HTML tạo ra các thẻ Onpage trên website (đa phần là các thẻ meta được khai báo ở phần Head). Điều này có nghĩa là nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đánh giá SEO của Google. HTML5 như đã nắm bắt rõ các thuật toán của trình duyệt. Đặc biệt là các thẻ Tiêu đề, thẻ Article… sau khi được chú trọng đến thuộc tính rel như: bookmart, dofollow, help,… sẽ tối ưu hóa SEO cho website. Đây là những yếu tố mà “con bọ” của Google quan tâm đầu tiên khi đánh giá SEO. Và dĩ nhiên, khi website đã chuẩn SEO thì việc tăng thứ hạng chỉ là bài toán thời gian sớm hay muộn.
Tuy nhiên, để có được điều này cũng không thể không kể đến sự hỗ trợ của CSS3. Nó giúp các lập trình viên loại bỏ những đoạn code HTML5 bị thừa. Bởi tốc độ load web cũng là một yếu tố quan trọng mà Google sử dụng để đánh giá và xếp hạng website.
Tích hợp tính năng ưu việt
Việc HTML5/CSS3 sắp “khai tử” Plugin Flash là một minh chứng rõ nét nhất về khả năng tích hợp các tính năng ưu việt. Một website được thiết kế theo chuẩn HTML5/CSS3 được dễ dàng phân biệt bởi sự linh hoạt và có thể hoạt động độc lập không cần đến nhiều Plugin hỗ trợ. Đôi khi, có một vài lập trình viên cho rằng nếu HTML5/CSS3 không có quá nhiều vai trò trong một website cao cấp mang tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, các ý kiến này cũng có nhiều phản bác vì các website của công ty lớn trên thế giới đều đang sử dụng như Google, IBM, Microsoft, Apple….
Tạo ra nhiều game tương tác
Một điều thú vị của chuẩn HTML5/CSS3 trong khi thiết kế website khi chúng hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình game thực hiện ngay trên website – điều hiếm thấy trước đây. Với khả năng tương thích tuyệt vời, nhiều game tương tác được tạo ra ngay trên website, thúc giục người dùng truy cập vào những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, các tính năng cần thêm một số phần mềm hỗ trợ và không khả thi đối với các web sử dụng phiên bản cũ hơn.
Trên đây là những thông tin về chuẩn HTML/CSS và HTML5/CSS3. Qua bài viết này bạn cũng có thể biết được thế nào là một website được thiết kế chuẩn HTML5/CSS3. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.